BÀ ĐẺ CÓ NÊN NẰM THAN HAY KHÔNG
Bà đẻ có nên nằm than hay không? Bà đẻ có cần nằm than hay không? Đó chắc chắn là câu hỏi thắc mắc của tất cả chị em chúng ta.
Sinh con là cả quá trình gian nan mà người mẹ nào cũng phải trải qua. Đó là thiên chức cao cả mà ông trời chỉ ban cho người phụ nữ. Việc sinh con vô cùng gian nan và khó nhọc nên sau sinh chị em mình cần phải biết cách chăm sóc để cơ thể chúng ta khỏe mạnh và tránh những biến chứng sau sinh nhé.
Bà Đẻ Có Cần Nằm Than
Bà đẻ có cần nằm than hay không cần nằm than? Đây là câu hỏi thực sự gây ra nhiều tranh cãi giữa những chị em trong xã hội hiện đại ngày nay.
Sau khi sinh chuyện ở cữ, kiêng cữ trở nên phổ biến đối với hầu hết chị em Việt chúng mình. Chắc chắn chị em đều được bà, mẹ, chị chia sẻ và khuyên rằng sau sinh phải kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn, kiêng uống, kiêng tắm gội, phải đút bông tai, chân luôn đi tất… Thực sự quá mệt mỏi với mọi bà đẻ.
Một quan nên cũng rất phổ biến trước đến nay, bà đẻ sau khi sinh cũng cần nằm hơ than. Bởi vì khi sau sinh thì cơ thể phụ nữ đã bị thay đổi đột ngột. Một lượng máu lớn bị mất đi, cơ thể trở nên yếu và lạnh hơn so với bình thường. Việc năm than để cung cấp thêm một lượng nhiệt để tăng cường sức đề kháng cũng như làm hẹp các cơ quan bộ phận như “cửa mình, vùng bụng, vùng đùi, vùng tay”.
Các chị em tại tỉnh phía bắc
Với những chị em tại các tỉnh phía bắc, thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt vào những tháng mùa đông. Việc nằm than còn giúp giữ ấm trong một mùa đông lãnh lẽo, bảo vệ sức khỏe của mẹ và cả em bé. Thời gian trước kinh tế còn khó khăn, các sản phẩm máy điều hòa, lò sưởi túi chườm chưa thực sự thịnh hành thì việc sưởi ấm và giữ nhiệt lại càng vô cùng quan trọng.
Nghe mẹ kể lại về những thời kỳ gian khó, thời kỳ nhà tranh vắt đất, nhà thường thấp và nền đất nên rất lạnh khi gặp mỗi độ gió mùa tràn về. Cái rét thực sự là nỗi ám ảnh với bà đẻ cũng như tất cả mọi người. Việc nằm than đã trở thành thói quen phổ biến tại một số vùng quê nghèo tại Việt Nam
Bà Đẻ Có Nên Nằm Than
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc bà đẻ có nên nằm than không sẽ được chị em dễ dàng có câu trả lời cho riêng mình. Tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh, nhu cầu cũng như tâm sinh lý của mình để việc nằm than trở nên có ích cho bản thân mình.
Hiện nay, rất nhiều bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản cũng như những bệnh viện nhi đồng trên cả nước đều khuyên bà đẻ không nên nằm than sau sinh. Điều này hoàn toàn đúng và có cơ sở thực tế.
Với rất nhiều dẫn chứng, những trường hợp ngạt thở khi nằm than, mẹ và em bé mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Phần lớn các bà bầu đều thực hiện việc kiêng cữ như ở trong phòng kín, không được tắm gội, trùm khăn kín đầu. Khi thực hiện thêm việc nằm than, chắc chắn sẽ thực hiện trong phòng kín. Việc sử dụng các loại than củi đen thông thường kém chất lượng, cộng với việc đốt trong phòng kín sẽ phát sinh rất nhiều loại khí độc hại như khí carbon dioxit CO (là loại khí không màu không mùi), các loại khí này rất khó nhận biết nên khi sự việc đã lỡ chúng ta mới phát hiện thì thực sự đã quá muộn.
Bà Đẻ Nên Nằm Than Không
Bà đẻ nên nằm than nhưng phải đúng cách, đúng phương pháp và thích hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh của gia đình mình.
Kinh nghiệm của các bà các mẹ từ hàng ngàn đời nay cũng không hẳn đã sai nhé các bạn. Nếu thực hiện việc nằm than đúng cách thì cũng rất tốt cho sức khỏe của bà đẻ và của cả em bé sơ sinh. Đỡ đau lưng, đau khớp, da sáng và dễ lấy lại vóc dáng.
Bà đẻ chọn thực hiện phương pháp nằm than sau sinh nên nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Chúng ta có thể hơ bằng nghệ tươi giã nhỏ hoặc nước muối hơ tay, chân mặt giúp da dẻ hồng hào. Bạn có thể sử dụng lá trầu không hơ nóng trên than rồi áp vào ngực nách giúp giảm thiểu tình trạng hôi nách sữa cho bé không tanh. Hơ vùng kín bằng nghệ giúp giảm thiểu mùi hôi và kích thích đẩy máu dơ ra khỏi cơ thể.
Bạn cũng có thể hơ ém bụng cho bé vào buổi sáng cũng tốt. Nằm than cũng giống như việc xông hơi, bạn có thể nằm lên giường gỗ hoặc trên chõng mà phía trên trải các lớp lá dày như lá ngải cứu. Bà đẻ nằm phía trên trong khi bà hoặc mẹ mình ngồi xe dịch nồi phía phía dưới, lưu ý không quá nóng mà chỉ cần hơi ấm ấm là đủ ra mồ hôi. Mùi là ngải cứu bốc lên thơm thoang thoảng, vừa xông vừa nói chuyện với bà với mẹ mình giúp thư giản, thoải mái đầu óc đồng thời đỡ đau mỏi xương khớp phòng các bệnh hậu sản về sau.
Bà Đẻ Có Nên Nằm Than Hay Không
Việc nằm than cho bà đẻ có nên hay không đến đây các mẹ chắc hẳn đã tìm được câu trả lời cho mình.
Chúng ta luôn lưu ý những điểm quan trọng chính sau đây nếu muốn thực hiện việc nằm than sau sinh:
– Chọn lựa loại than tốt và chất lượng giúp an toàn cho sức khỏe bản thân. Với các loại than củi đen thông thường nên chọn loại chắc chắn, sáng bóng và khi gõ các thanh than thấy rắn chắc và nặng tay. Với những loại than quảng cáo là than không khói trên thị trường sẽ tồn tại 2 loại than ép mùn cưa và than ép gáo dừa (thường có lỗ tròn ở giữa) thì nên yêu cầu kiểm tra đầy đủ thông tin và quan trọng nhất là giấy tờ chứng minh nguồn gốc và bản test thành phần sản phẩm.
Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam chúng ta đã sản xuất thành công than trắng Binchotan Nhật Bản trong một vài năm trở lại đây. Là loại than nướng hoạt tính cao cấp nhất trên thế giới được Nhật Bản vô cùng ưa chuộng, đốt không khói, không khí độc, rất ít bụi. Đây là lựa chọn rất tuyệt vời giành cho chị em chúng ta tham khảo.
Cách Nằm Than Cho Bà Đẻ
– Sau khi chọn lựa được loại than tốt, bà đẻ chúng ta nên chú ý việc nằm than phải được sử dụng trong phòng thông thoáng cửa sổ. Luôn có bà, mẹ, chị hoặc chồng trông chừng trong quá trình nằm than.
– Sử dụng các nguyên vật liệu bổ trợ hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho sức khỏe như: nghệ, gừng, muối, lá trầu, ngải cứu, hương nhu, chanh xả. Nói không với các loại hóa chất như tinh dầu không rõ nguồn gốc, các chất tạo mùi nhân tạo.
– Áp dụng việc nằm than một cách điều độ, không nên quá nhiều lần một ngày. Lời khuyên đưa ra nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày với thời gian từ 15 – 20 phút tùy theo cơ địa, nhưng nên thử ngày đầu tiên 1 – 2 lần và dựa vào sự thay đổi của cơ thể thì tiếp tục tăng cường hay ngừng sử dụng.
– Bà đẻ nằm than sau sinh tuyệt đối phải làm tại phòng riêng và cách ly mẹ và bé. Bởi phổi bé rất nhạy cảm, nằm trong nhiệt độ cao khiến đàm và nhớt bên trong cơ thể bé vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ sẽ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh đường hô hấp.
Nghiên cứu tìm hiểu phương pháp phù hợp với bản thân
Ngoài ra, phụ nữ chúng mình sau sinh phải tự chủ tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng các phương pháp phù hợp với bản thân gia đình, để bảo vệ mình giúp tăng cường sức khỏe thế chất cũng như sức khỏe tinh thần. Được như vậy mẹ sẽ luôn khỏe mạnh, bé sẽ được chăm sóc bằng tình yêu thương và phát triển một cách khỏe mạnh và tuyệt vời nhất.
Chúc tất cả các bà bầu và bé luôn khỏe mạnh và phát triển vượt bậc!
Chúng tôi luôn luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc của tất cả các bạn.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
— — — — — — — — — — — —
Lê Văn Long – Founder Happy L2L
— — — — — — — — —
Hotline: 0789 996 146
Fanpage: Happy L2L – Than Sạch Không Khói
Youtube: Than Sạch Happy L2L
Website: Than Sạch Không Khói